Ngày xuân về với Câu lạc Bộ chiếu chèo làng tôi.
Theo các cụ cao niên xã An Thanh kể lại, thì chẳng biết chèo ở đây có từ bao giờ. Các cụ khẳng định “từ ngày xửa, ngày xưa, cả làng, cả xã ai cũng mê hát chèo, chỉ cần nghe tiếng trống làng vang lên là mọi nhà đều ăn cơm sớm, đốt đuốc ra sân đình xem chèo”. Đội chèo của làng Thanh Mai hồi đó có tiếng trong khắp tổng dinh. Không chỉ hát phục vụ bà con trong làng, mà cứ vào những dịp lễ hội, cưới xin, lễ, tết… đội chèo lại được mời đi biểu diễn ở khắp các xã trong huyện và các tỉnh bên. Người ta nói chỉ cần nghe tiếng nhị kéo, tiếng đàn, tiếng hát ngân nga, họ đã biết đó là CLB chèo làng.
Theo các cụ cao niên xã An Thanh kể lại, thì chẳng biết chèo ở đây có từ bao giờ. Các cụ khẳng định “từ ngày xửa, ngày xưa, cả làng, cả xã ai cũng mê hát chèo, chỉ cần nghe tiếng trống làng vang lên là mọi nhà đều ăn cơm sớm, đốt đuốc ra sân đình xem chèo”. Đội chèo của làng Thanh Mai hồi đó có tiếng trong khắp tổng dinh. Không chỉ hát phục vụ bà con trong làng, mà cứ vào những dịp lễ hội, cưới xin, lễ, tết… đội chèo lại được mời đi biểu diễn ở khắp các xã trong huyện và các tỉnh bên. Người ta nói chỉ cần nghe tiếng nhị kéo, tiếng đàn, tiếng hát ngân nga, họ đã biết đó là CLB chèo làng.
Ảnh: Ra mắt CLB Chiếu chiều làng tôi, xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ.
Đến nay, đây là đội chèo làng duy nhất trong các xã ở huyện Quỳnh Phụ, với tên gọi chính thức là “câu lạc bộ chiếu chèo làng tôi”, nhưng nhân dân vẫn gọi là “chiếu chèo” làng. CLB có 32 diễn viên, trong đó có 8 nhạc công. Diễn viên nhiều tuổi nhất là 78 tuổi, còn lại là trung niên và thanh niên. Có đủ thành phần người là cán bộ về nghỉ hưu, người là công chức, người thì kinh doanh, dịch vụ … Các “diễn viên rực lửa” mê chèo này, mỗi tuần có ba tối tập luyện tại Trường Mầm Non thị trấn An Bài. Những ngày đầu Trung tâm văn hóa – thể thao huyện thường xuyên cử cán bộ về giúp đỡ xây dựng phong trào. Ông Đan kể: Có lần chuẩn bị đến giờ biểu diễn, màn sắp mở, mọi người tất bật hóa trang nhưng vẫn thấy thiếu hai người trong đoàn, “ác thay” họ đều là “diễn viên chính” của đêm diễn. Ông Đan rất lo, vì sợ rằng không đủ “diễn viên” thì đêm diễn sẽ “đổ”. May thay đoàn vừa hóa trang xong thì hai người kịp đến. Sau đó mới biết hóa ra hai “diễn viên” ấy bởi đi làm thuê cách nhà mấy chục cây số.
Ảnh: CLB Chiếu chèo làng tôi phục vụ các sự kiện chính trị trong và ngoài huyện được Nhân dân ghi nhận.
Ngoài những buổi biễu diễn phục vụ trong xã nhân các dịp Lễ, Tết, ngày bầu cử, và tiễn đưa con em trong xã lên đường nhập ngũ…Câu lạc bộ chiều chèo làng tôi còn được mời đi diễn ở nhiều xã trong huyện, trong tỉnh. Do mới thành lập, câu lạc bộ còn thiếu người, trang thiết bị như âm thanh, trang phục... cho nên chưa dựng được những vở chèo lớn. Các tiết mục của câu lạc bộ thường là những hoạt cảnh, vở chèo ngắn, tổ khúc chèo và tốp ca, song ca, đơn ca…Những hoạt cảnh do câu lạc bộ sáng tác nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Nội dung của các tác phẩm này đều lấy chất liệu từ cuộc sống thực tế ngay trong làng, xã nên rất sống động, có tính tuyên truyền cao khiến người xem rất “khoái”. Những đêm diễn của câu lạc bộ bao giờ cũng đông nghịt người.
Khi được hỏi kinh phí hoạt động và trang thiết bị lấy từ đâu, ông Đan bảo: Chỉ vì mê đắm nghệ thuật chèo truyền thống mà anh, chị em trong CLB bỏ tiền túi ra sắm quần áo, nhạc cụ, micro…để câu lạc bộ tập luyện. Gần đây, một số con em trong làng đi làm ăn xa đã tài trợ thêm một phần kinh phí cho câu lạc bộ. Các “diễn viên” lên sân khấu đều diễn rất vô tư, diễn hết mình. Nhiều đêm diễn bà con cứ tấm tắc ngợi khen trình độ chuyên môn chiếu chèo làng tôi không thua, kém bất cứ đoàn chuyên nghiệp nào.
Khi tới thăm một số nhà của bà con trong xã An Thanh nhiều người nói với chúng tôi: Kể từ ngày câu lạc bộ chiếu chèo làng tôi “hồi sinh”, làng như có thêm sức sống mới, đêm đêm nghe tiếng hát chèo, những nhọc nhằn, lo toan cuộc sống của bà con cũng theo đó mà vợi dần đi, mọi người càng thấy thêm yêu quê, gắn bó với cuộc sống hơn.
Thật là may khi chính trên quê hương Quỳnh Phụ còn có những người tâm huyết với văn hóa của cha ông như Ông Đan, Ông Huy, Ông Chiến, Chị Duyên, Chị Lương, Anh Ngà và nhiều bà con khác. Không thù lao, không lương, những người “nghệ sĩ nông dân” trong CLB chiếu chèo làng tôi đã làm công việc “vác tù và hàng tổng” gần 3 năm nay. Luôn cháy hết mình trong từng vở diễn, từng trích đoạn, từng câu hát chèo, hoạt động của CLB chiếu chèo làng tôi đã góp phần tuyên truyền những nhiệm vụ chính trị - xã hội của xã trong giai đoạn mới, truyền ngọn lửa yêu chèo đến với thế hệ trẻ. Đó là việc làm thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cha ông để lại./.