Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 và dâng hương đền thờ di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh
Sáng ngày 6/3/2023, đồng chí Đinh Thị Hồng Thái – Huyện ủy viên – Chủ tịch hội LHPN huyện cùng Ban chấp hành hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các xã, thị trấn trong huyện tổ chức dâng hương tại di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại TP. Thái Bình, khu di tích đền thờ Ngài Bát Nàn tướng quân tại đền Tiên La huyện Hưng Hà; khu di tích Đền thờ Bác Hồ và Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam.
Sáng ngày 6/3/2023, đồng chí Đinh Thị Hồng Thái – Huyện ủy viên – Chủ tịch hội LHPN huyện cùng Ban chấp hành hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các xã, thị trấn trong huyện tổ chức dâng hương tại di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại TP. Thái Bình, khu di tích đền thờ Ngài Bát Nàn tướng quân tại đền Tiên La huyện Hưng Hà; khu di tích Đền thờ Bác Hồ và Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam.
(Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện dâng hương tại khu di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng – TP. Thái Bình)
Đây là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, hưởng ứng tuần lễ áo dài Việt Nam năm 2023. Trong không khí thiêng liêng, thành kính, các thành viên đã dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các vị nữ tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà Trưng, trong đó, quê hương Thái Bình tự hào là nơi bà Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục lập căn cứ, chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là “Bát Nàn đại tướng quân”. Khi hai Bà Trưng khởi nghĩa đã cho người về khuyến dụ hợp sức. Bà đã cùng các tướng lĩnh kéo quân về Mê Linh dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Hán.
(Đc Đinh Thị Hồng Thái – Huyện ủy viên – Chủ tịch HLHPN huyện dâng hương tại đền Tiên La huyện Hưng Hà)
Đất nước độc lập không lâu thì đến tháng 4 năm 42 sau Công nguyên, giặc Hán lại đem quân xâm chiếm nước ta, Hai Bà Trưng cùng nhiều tướng sĩ đã hy sinh anh dũng. Sau trận Cẩm Khê thất thủ, Vũ Thị Thục đem quân về cố thủ ở Tiên La trang để tiếp tục kháng chiến. Tháng 8 năm 43 sau Công nguyên, giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân đã chống trả quyết liệt, Vũ Thị Thục đã rút gươm tự tiết tại gò Kim Quy bên dòng sông Tiên Hưng.
(Đoàn hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chụp ảnh lưu niệm tại khu tượng đài Bác Hồ với Nông dân Thái Bình)
Trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc phụ nữ huyện Quỳnh Phụ luôn tự hào là con cháu của nhị vị Đức vua Bà và Bát Nàn tướng quân tài ba, luôn phát huy truyền thống yêu nước, quật cường chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, có những đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển của huyện Quỳnh Phụ anh hùng.