Huyện Quỳnh Phụ tăng cường tuyên truyền Nông dân không đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa xuân
Hiện nay đang là cao điểm bước vào thu hoạch lúa xuân, năng suất ước đạt trên 70 tạ/ha. Tuy nhiên sau khi các trà lúa đã được thu hoạch xong lại phát sinh một vấn đề bất cập là người dân thường đốt rơm rạ, rác thải ngay tại đồng ruộng đồng thời lấn chiếm lòng lề đường để tập kết và phơi lúa thóc. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện, không chỉ tại các tuyến đường liên thôn, liên xã mà còn xuất hiện trên cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn.
Hiện nay đang là cao điểm bước vào thu hoạch lúa xuân, năng suất ước đạt trên 70 tạ/ha. Tuy nhiên sau khi các trà lúa đã được thu hoạch xong lại phát sinh một vấn đề bất cập là người dân thường đốt rơm rạ, rác thải ngay tại đồng ruộng đồng thời lấn chiếm lòng lề đường để tập kết và phơi lúa thóc. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện, không chỉ tại các tuyến đường liên thôn, liên xã mà còn xuất hiện trên cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn.
Ảnh: Đốt rơm rạ sau thu hoạch lợi bất cập hại không chỉ làm chai đất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ảnh: Nông dân HTXDVNN Quỳnh Ngọc bón vôi bột cho rơm rạ nhanh hoai mục chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa.
Việc đốt rơm rạ tập trung trên đồng ruộng gây ra không ít những hậu quả xấu như: làm cho đất bị biến chất, trở nên chai cứng, khô cằn; gây ô nhiễm môi trường không khí do khói, bụi, làm tăng nhiệt độ… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và là nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp, về mắt, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em. Nghiêm trọng hơn, tình trạng bà con nông dân đốt rơm rạ ngay ven đường giao thông vừa gây khói, bụi vừa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất ATGT do hạn chế tầm nhìn. Ngoài ra còn làm chảy nhựa, hư hỏng mặt đường ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình giao thông. Theo đó, ngay từ thời điểm bắt đầu bước vào mùa thu hoạch lúa xuân năm nay, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương chủ động tuyên truyền rộng rãi khuyến cáo nông dân dân tuyệt đối không được đốt rơm rạ trên đồng sau khi thu hoạch, không sử dụng lòng lề đường để làm nơi trục tuốt lúa và phơi phóng nông sản.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức và chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT. Đồng thời hướng dẫn và phổ biến người dân tận dụng rơm rạ vào mục đích khác như làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu bò, làm phân bón hữu cơ, phủ đất trồng rau màu, làm nguyên liệu để trồng nấm…Các địa phương thực hiện kiểm soát và giám sát hoạt động đốt rơm rạ, tiến tới thực hiện mục tiêu chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ như hiện nay./.