TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ AN DỤC
An Dục là một xã nội đồng nằm phía Đông Nam huyện Quỳnh Phụ, cách trung tâm huyện 14 km, có đường tỉnh 455 chạy qua nối liền với quốc lộ 10 thuận tiện cho việc đi lại cũng như giao lưu hàng hóa của nhân dân
An Dục là một xã nội đồng nằm phía Đông Nam huyện Quỳnh Phụ, cách trung tâm huyện 14 km, có đường tỉnh 455 chạy qua nối liền với quốc lộ 10 thuận tiện cho việc đi lại cũng như giao lưu hàng hóa của nhân dân . Với vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp: xã An Vũ huyện Quỳnh Phụ.
- Phía Nam giáp: xã An Tràng, xã Đồng Tiến huyện Quỳnh Phụ
- Phía Đông giáp: xã An Mỹ huyện Quỳnh Phụ,
- Phía Tây giáp: xã An Vũ huyện Quỳnh Phụ
Tổng diện tích đất tự nhiên là 474,38 ha, đất nông nghiệp là 351,68 ha, đất phi nông nghiệp là 122,7 ha . Hiện nay, xã có số hộ 1.920 với tổng số 6.203 nhân khẩu được phân bổ ở 5 thôn : Thôn Lạc Cổ, thôn An Lạc, thôn Bình Minh, thôn Việt Thắng, thôn An Mỹ.
Toàn bộ xã có 8 chi bộ với 210 đảng viên, trong đó có 108 đồng chí được tặng huy hiệu Đảng từ 30 năm đến 65 năm.
Lãnh đạo xã An Dục:
- Đồng chí Hòa Quang Tinh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã
- Đồng chí Hòa Quang Ruật - Phó bí thư Đảng ủy xã
- Đồng chí Nguyễn Văn Toản - Phó chủ tịch HĐN xã
- Đồng chí Hòa Mạnh Cường - Chủ tịch UBND xã
- Đồng chí Mai Văn Giang - Phó chủ tịch UBND xã
TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRUYỂN THÔNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ AN DỤC:
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
An Dục là xã xa trung tâm của huyện tiếp giáp với các xã (xã An Vũ, xã An Mỹ, xã Đồng Tiến và xã An Tràng), có diện tích tự nhiên là 474,43 ha, diện tích đất canh tác là 357,28 ha, chủ yếu là thâm canh 02 vụ lúa, có một phần diện tích chuyên màu, có trên 3 km đường giao thông tỉnh lộ 455 đi qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH, an ninh tôn giáo cơ bản ổn định tạo tiền đề thực hiện thắng lợi “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” đã đề ra.
Kết quả xây dựng nông thôn mới:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành.
a) Kết quả hoạt động của ban chỉ đạo XDNTM xã
Kết quả thành lập các Ban chỉ đạo:
Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 2011 gồm 16 thành viên, do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó ban thường trực, các thành viên là cấp ủy, chính quyền, MTTQ và Trưởng đoàn thể.
Ban quản lý xây dựng NTM ở xã được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 2011 gồm 18 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND xã là Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Phó ban, các thành viên khác là Trưởng đoàn thể, công chức xã, Trưởng thôn.
Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch XD NTM gồm 23 đồng chí được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của UBND xã An Dục do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, mời đồng chí Phó bí thư Đảng uỷ và đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm Phó ban và các thành viên.
5/5 thôn đã thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí Bí thư chi bộ- Trưởng ban công tác MT làm Trưởng ban, Trưởng thôn làm Phó ban và các thành viên trong Ban công tác Mặt trận tham gia, thôn còn thành lập các tiểu ban như: Tiểu ban DĐĐT đất nông nghiệp, Tiểu ban làm đường GTNT- GTNĐ…
b) Công tác phối hợp chỉ đạo của địa phương
Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ huy động tất cả các cấp, các ngành vào cuộc, các đoàn thể có chương trình kế hoạch hành động, tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên tham gia Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM.
Công tác phối hợp giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo từ xã đến thôn. Chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện chương trình xây dựng NTM được phối hợp chặt chẽ.
Tập trung tuyên truyền vận động các tầng lớp dân tham gia XD NTM theo 18/18 tiêu chí.
Tổ chức phát động cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thi đua chung sức xây dựng NTM theo chỉ đạo của Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam. Phát động con em quê hương xa quê thành đạt ủng hộ Quỹ xây dựng NTM.
2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn:
a) Công tác truyền thông
Tổ chức tuyên truyền với nhiều nội dung hình thức phong phú, thường xuyên, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Hình thức tuyên truyền trên đài truyền thanh xã và các thôn. Trên các hội nghị như hội nghị cán bộ, hội nghị Đảng bộ, hội nghị Hội đồng nhân dân xã, hội nghị nhân dân cơ sở thôn. MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội Các câu lạc bộ văn nghệ, CLB thơ đã tích cực tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng NTM gắn với văn nghệ quần chúng ở xã và các thôn.
b) Công tác đào tạo, tập huấn
05 năm qua các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và cán bộ chuyên môn xã được đi đào tạo các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về xây dựng NTM.
Việc đào tạo nghề cho người lao động địa phương: Hàng năm xã đã phối kết hợp với Trường TC nông nghiệp, Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp dạy nghề và nâng cao kiến thức về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, máy móc nông nghiệp, may công nghiệp ... cho cán bộ hội viên Hội nông dân, Hội phụ nữ.
3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:
a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp
Đảng ủy - UBND xã có Nghị quyết, kế hoạch tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả, gắn liền với xây dựng NTM, đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
UBND xã chủ động xây dựng đề án sản xuất, phương án quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng gắn với công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, tổ chức triển khai đề án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, gắn với quy hoạch xây dựng NTM trên phạm vi toàn xã.
Tuyên truyền vận động nhân dân tiếp thu giống mới chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi hàng năm. Tổng kết trên cơ sở đó đánh giá, bổ sung, rút kinh nghiệm chỉ đạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các giống cây trồng phù hợp với đất đai, giảm diện tích cấy lúa tăng diện tích cây màu, chủ động phòng trừ sâu bệnh, hại cây trồng, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
Chỉ đạo xây dựng và phát triển chăn nuôi trang trại, đầu tư mở rộng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
b) Công tác phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân
Chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.Quy hoạch diện tích điểm phát triển CN- TTCN, thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho các Công ty, cơ sở sản xuất đầu tư sản xuất kinh doanh.
Tổ chức hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển các ngành nghề mới.
Tiếp tục duy trì và phát triển các nghề hiện có, động viên khuyến khích mọi người tham gia các loại hình dịch vụ. Quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện cho việc tìm nghề, học nghề mới, tăng cường công tác thông tin thị trường, tạo điều kiện về thủ tục hành chính, hỗ trợ vay vốn tín dụng để phát triển nghề kinh doanh, chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Một số hình ảnh tiêu biểu của xã: