Quỳnh Phụ: Xây dựng nông thôn mới, sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao
Phát huy những lợi thế về đặc điểm đất đai và lao động, những năm qua, Quỳnh Phụ tiếp tục khẳng định là vùng thâm canh nông nghiệp hiệu quả với nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu thời vụ, trà lúa, giống lúa và phương thức tổ chức sản xuất. Bắt đầu với việc dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch cụ thể diện tích giao thông, thủy lợi nội đồng được nông dân toàn huyện tích cực hưởng ứng.
Phát huy những lợi thế về đặc điểm đất đai và lao động, những năm qua, Quỳnh Phụ tiếp tục khẳng định là vùng thâm canh nông nghiệp hiệu quả với nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu thời vụ, trà lúa, giống lúa và phương thức tổ chức sản xuất. Bắt đầu với việc dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch cụ thể diện tích giao thông, thủy lợi nội đồng được nông dân toàn huyện tích cực hưởng ứng.
Tiếp thu cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh, cùng với nguồn lực của nhân dân, toàn huyện đã cứng hóa gần 150 km kênh mương cấp 1 loại 3, nạo vét hàng trăm km sông ngòi và xây dựng gần 228 km đường giao thông trục chính nội đồng.
Ảnh: Hệ thống kênh mương trên cánh đồng mẫu Quỳnh Hải- Quỳnh Phụ
Đường giao thông nội đồng được mở rộng, cứng hóa; nông dân Quỳnh Phụ phấn khởi tiếp thu cơ chế hỗ trợ của tỉnh, tập trung nguồn vốn mua máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 507 máy cày đa năng cỡ lớn và cỡ trung, 1.258 máy làm đất cỡ nhỏ và 196 máy gặt đập liên hợp, 117 máy lên luống và khe rạch, 216 công cụ gieo sạ hàng lúa, 10 máy cấy, 14 kho lạnh, góp phần giải quyết cơ bản khâu làm đất, một phần khâu thu hoạch, giải phóng sức lao động cho nông dân.
Từ những điều kiện đó, ngành trồng trọt của Quỳnh Phụ đã bước sang trang mới. Ưu thế về tiềm năng đất đai, trình độ thâm canh được khai thác hiệu quả. Giống lúa ngắn ngày được gieo cấy với tỉ lệ 99,8%, lúa chất lượng cao 30%; năng suất lúa năm 2018 tăng 2,56 tạ/ha so với năm 2008.
Đặc biệt, vụ đông luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh không chỉ với diện tích rộng chiếm 54,2% diện tích đất canh tác mà còn bởi chủng loại cây màu đa dạng, có tiềm năng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Sản xuất theo hướng tập trung, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Toàn huyện hiện có 23 cánh đồng mẫu, diện tích trên 1.500 ha.
Ảnh: Cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
Trong chăn nuôi, đã xuất hiện nhiều trang trại có quy mô đầu tư bài bản, khoa học, gắn kết chuỗi giá trị: từ trang trại đến bàn ăn, thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh phòng dịch. Do vậy, vẫn trụ vững và có lãi trong điều kiện “bão giá” thịt lợn hơi năm 2017 và dịch tả lợn Châu Phi năm 2019.
Đặc biệt, khai thác lợi thế ven sông, nhiều năm qua, nuôi cá lồng đã trở thành thế mạnh của một số xã duyên giang Quỳnh Phụ, mang lại thu nhập từ 40-50 triệu đồng/lồng/năm.
Cùng với tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, thời gian qua, huyện Quỳnh Phụ đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp- TTCN. Năm 2018, Quỳnh Phụ đã tổ chức thành công hội nghị gặp mặt doanh nghiệp và người con quê hương. Với tinh thần "Kiến tạo lợi ích - Liên kết phát triển", hội nghị đã mang đến những thông tin cơ bản, khái quát nhất về mảnh đất, con người Quỳnh Phụ anh hùng, về tiềm năng đầu tư, phát triển. Từ sự lan tỏa của hội nghị này và từ quyết tâm của Đảng bộ, nhân dân Quỳnh Phụ, riêng trong năm 2018, đã có thêm 33 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn 661 tỷ đồng, dự kiến sử dụng trên 4.200 lao động.
Với những nỗ lực, quyết tâm đó, hiện tại, Quỳnh Phụ đang có khu công nghiệp cầu Nghìn, diện tích 214 ha, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thaco - Thái Bình, với tổng vốn đầu tư trên 2.100 tỷ đồng, đi qua xã An Cầu, An Ninh, An Thái và thị trấn An Bài đã được TTg phê duyệt.
Cùng với đó Quỳnh Phụ đã được phê duyệt 5 Cụm CN với tổng diện tích 234ha, gồm: Cụm CN Quỳnh Côi, Quỳnh Giao, Quý Ninh, Đồng Tiến và cụm CCN Đông Hải. Với quyết tâm cải cách hành chính, với lực lượng lao động dồi dào, khéo léo, tỉ lệ qua đào tạo cao, nhiều năm qua, những doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn huyện đều hoạt động ổn định, quy mô không ngừng được mở rộng, sức cạnh tranh trên thị trường lớn, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao.
Ảnh: Công nhân công ty NamDong Việt Nam
Tiểu thủ công nghiệp được duy trì, một số ngành có sản lượng tăng nhiều so với cùng kì năm trước, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 27 chợ truyền thống tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, hầu hết đều thực hiện dự án LIPSAP, các tụ điểm buôn bán mang dáng dấp các trung tâm thương mại, các siêu thị được ra đời, góp phần tạo lập thị trường thương mại dịch vụ sôi động, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Do có nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả, hiện tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỉ trọng công nghiệp- XDCB 67,98%, nông nghiệp, thủy sản: 18,07%, TMDV: 13,95%./.